kế hoạch HỘI THI ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 2019-2020

1167 14/05/2020 14:45 CH ADMIN

PHÒNG GDĐT  NHA TRANG   TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH NGỌC                                   

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số:            KH/THVN

       Vĩnh Ngọc, ngày 28  tháng 02  năm 2020

 

KẾ HOẠCH

Tổ chức hội thi làm và triển lãm đồ dùng dạy học tự làm

Năm học 2019-2020

 


                    Thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020, nhằm phát huy kết quả và đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học, tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học trong các giờ dạy, trường tiểu học Vĩnh Ngọc phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học và tổ chức hội thi đồ dùng dạy học tự làm trong toàn trường  năm học 2019-2020 như sau:

 

               I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực làm và sử dụng đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

- Trao đổi, học hỏi lẫn nhau giữa các cán bộ, giáo viên, các tổ chuyên môn về kinh nghiệm sáng chế, xây dựng mô hình học cụ và sử dụng đồ dùng dạy học;

- Xây dựng phong trào thường xuyên nghiên cứu tự làm đồ dùng dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Tuyển chọn những bộ đồ dùng dạy học tự làm đạt kết quả xuất sắc để nhân rộng, trao đổi kinh nghiệm trong công tác làm đồ dùng tự học hoặc giới thiệu tham dự các hội thi cấp cao.

- Là tiêu chí để xét thi đua cho cá nhân và tập thể các tổ chuyên môn trong nhà trường.

- Huy động được đông đảo đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia.

        2. Yêu cầu

        - 100% giáo viên tham gia;

        - Hội thi phải trở thành phong trào thi đua sâu rộng trong toàn trường, phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức Hội thi của các tổ chuyên môn;

        - Hội thi thực hiện đúng kế hoạch và đánh giá đúng chất lượng đồ dùng dạy học của từng tổ chuyên môn và các cá nhân giáo viên.

 

        II. ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN DỰ THI

        1. Đối tượng

        - Giáo viên tham gia giảng dạy (kể cả giáo viên hợp đồng) trong trường Tiểu học Vĩnh Ngọc.

 - Căn cứ tình hình thực tế, nhà trường giao cho mỗi khối tham gia ít nhất 02 đồ dùng dạy học có chất lượng.

2. Hình thức  

- Mỗi cá nhân giáo viên tự làm từ 1 sản phẩm đồ dùng dạy học để tham gia dự thi cấp tổ.

- Mỗi tổ chọn ít nhất 4 sản phẩm đồ dùng dạy học đạt kết quả cao nhất để dự thi cấp trường và trưng bày sản phẩm.

- Sản phẩm dự thi cấp trường được tác giả  thuyết trình trước tập thể Thời gian trình bày tối đa là 5 phút. Tập thể chấm và bình chọn sản phẩm đạt hiệu quả.

3. Thời gian và địa điểm

- Thời gian: từ ngày 02/03/2020 đến hết ngày 13/03/2020.

+ Ngày 02/03 đến 06/03/2020: Các cá nhân, tập thể tự nghiên cứu và làm đồ dùng dạy học.

+ Từ 07/03/2020 đến 09/03/2020: Các cá nhân, tập thể hoàn thành đồ dùng dạy học tự làm và đăng ký với Tổ.

+ Ngày 10/03/2020: Các cá nhân, tập thể nộp và trưng bày sản phẩm tại mỗi Tổ. Các Tổ bắt đầu bình chọn (Bắt đầu lúc 7 giờ 30) và nộp danh sách dự thi cấp trường (theo mẫu) cho Ban tổ chức.

+ Ngày 11/03/2020 đến ngày 12/03/2020: Các tổ hoàn thiện và bổ sung các đồ dùng của Tổ chọn 2 đồ dùng có chất lượng nhất trưng bày tại trường. thời gian trưng bày bắt đầu lúc 7 giờ 30 ngày 12/03/2020

+ Ngày 13/03/2020 nhà trường tổ chức chấm thi. (Bắt đầu lúc 7 giờ 30)

-      Địa điểm trưng bày và chấm thi:  Phòng Hội đồng nhà trường.   

III. NỘI DUNG, YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐỒ DÙNG, THIẾT BỊ DẠY HỌC DỰ THI

1. Thể loại sản phẩm dự thi

-      Tranh vẽ, tranh động, hình tư liệu, tranh minh họa cho bài học trên lớp.

-      Các mô hình, sa bàn, bản đồ, lược đồ, bảng biểu.

-      Các bộ mẫu vật sưu tầm.

-      Các sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin…

(Không sử dụng các tranh ảnh đã có trong SGK, tuyệt đối không được pho to tranh ảnh đã có sẵn trong bộ đồ dùng dạy học)

 

2. Yêu cầu về sản phẩm dự thi

Các sản phẩm phải đạt các tiêu chuẩn sau:

- Tiêu chuẩn sư phạm: Thiết bị dạy học tự làm phải giúp giáo viên trong việc truyền thụ kiến thức khoa học dễ hiểu và chính xác; giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng, khắc sâu kiến thức và gây hứng thú trong học tập; đồng thời giúp giáo viên giảm được sức lao động trong giảng dạy. Đây là yêu cầu hàng đầu của một thiết bị dạy học tự làm.
          - Tiêu chuẩn khoa học kỹ thuật công nghệ: Thiết bị dạy học tự làm phải đảm bảo nguyên lý cấu tạo; tính đơn giản khi lắp ráp; tính bền chắc và tính chính xác khi vận hành; có thao tác hợp lý và an toàn khi sử dụng. Nếu là bộ thiết bị dạy học sử dụng cho nhiều bài học phải có sự sắp xếp hợp lý, thuận tiện khi sử dụng, kiểm tra và bảo quản.

- Tiêu chuẩn mỹ thuật:  Kích thước, hình thức, màu sắc đẹp, hài hòa, Thiết bị dạy học tự làm có kích thước phù hợp khi sử dụng; hình thức đẹp, hài hoà về màu sắc, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, tác động mạnh đến nhận thức học sinh.

- Tiêu chuẩn kinh tế: Thiết bị dạy học được làm bằng nguyên vật liệu dễ tìm, dễ mua; dễ thay thế; giá thành hạ; có thể phổ biến cho mọi người cùng làm theo.

- Tiêu chuẩn sáng tạo, hiệu quả: Thể hiện tính sáng tạo về nội dung, loại hình, lựa chọn nguyên vật liệu và phương pháp sử dụng.

IV. HỒ SƠ DỰ THI

- Danh sách các khối tham gia Hội thi làm đồ dùng dạy học cấp trường (theo mẫu).

          - Một (01) bản thuyết minh về đồ dùng dạy học mà các Tổ khối đăng ký dự thi (kèm theo sản phẩm trưng bày).

- Bản dự trù kinh phí cho từng loại đồ dùng dự thi.

Lưu ý: Nội dung bản thuyết minh cần nêu mục đích của đồ dùng dạy học; đồ dùng được áp dụng cho bài nào, tiết nào, chương nào, khối lớp nào…; cách làm; quy trình sử dụng, vận hành…

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          1.  Các tổ chuyên môn

          - Thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc triển khai phong trào và thực hiện Hội thi đồ dùng dạy học tự làm.

          - Phát động Hội thi đồ dùng dạy học tự làm trong tổ khối chuyên môn.

          - Tổ chức thi và triển lãm đồ dùng dạy học tự làm ở cấp  tổ.

          - Chọn 2 sản phẩm tiêu biểu ở mỗi  khối tham gia thi, triển lãm cấp trường.

          2.  Cấp trường

          - Thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc triển khai phong trào và thực hiện hội thi đồ dùng dạy học tự làm.

          - Phát động Hội thi đồ dùng dạy học tự làm trong toàn trường.

          - Tổ chức thi và triển lãm đồ dùng dạy học tự làm ở cấp  trường.

          - Chọn 1-2 sản phẩm tiêu biểu ở mỗi  khối tham gia thi, triển lãm cấp thành phố (Nếu cấp TP tổ chức);

           3. Tổ chức đánh giá

           3.1. Đánh giá, xếp loại

          3.1.1. Mỗi thiết bị, đồ dùng dạy học được đánh giá theo phiếu chấm điểm (thang điểm 20).

          - Giải cá nhân là điểm trung bình cộng của các thành viên giám khảo.

          - Giải tập thể được tính căn cứ vào các tiêu chí:

          + Số lượng thiết bị, đồ dùng dạy học tham gia dự thi;

          + Đủ chủng loại thiết bị, đồ dùng dạy học;

          + Số lượng thiết bị, đồ dùng dạy học đạt giải;

          + Tổ chức, bố trí khu vực thi của tổ chuyên môn đẹp, khoa học, sáng tạo.

          3.1.2.Tiêu chí xếp loại các giải:

          - Giải nhất: từ 18 đến 20 điểm

          - Giải nhì: từ 15 đến 17 điểm

          - Giải ba: từ 11 đến dưới 14 điểm

          - Giải khuyến khích: đạt 10 điểm

          3.2. Cơ cấu giải 

          Tùy theo chất lượng sản phẩm dự thi mà cơ cấu giải dự kiến như sau:

Giải nhất: 300. 000 đồng

Giải nhì: 250. 000 đồng

Giải ba: 200. 000 đồng

Giải khuyến khích: 100 000 đồng

Trên đây là kế hoạch tổ chức Hội thi làm  và trưng bày “Đồ dùng dạy học” cấp trường năm học 2019-2020. Đề nghị các tổ trưởng, giáo viên, trên tinh thần chung triển khai thực hiện nghiêm túc để Hội thi đạt kết quả cao./. 

 

Nơi nhận:

- Các tổ CM

- BGH

- Thiết bị thư viện                 

                                HIỆU  TRƯỞNG 

                

 

 

 

 

 

 

HƯỚNG DẪN BIỂU ĐIỂM CHẤM THI

ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TỰ LÀM  CẤP TRƯỜNG  

  NĂM HỌC 2018 - 2019

( Kèm theo Kế hoạch số:    /KH- THVN ngày 30/11/2018 của trường tiểu học Vĩnh Ngọc về việc Tổ chức hội thi, triển lãm đồ dùng dạy học tự làm)

 

Nội dung tiêu chuẩn đánh giá ( 00 điểm )

Điểm tối đa

I. Tính khoa học: 5 điểm

 

1. Thể hiện được mục đích, yêu cầu về kiến thức của bài dạy.

2,0

2. Tính chính xác về khoa học.

2,0

3. Cấu trúc hợp lý trong chế tác.

1,0

II. Tính sư phạm – thẩm mỹ: 4 điểm

 

1. Tính trực quan, dẫn dắt, tác động tâm lý học tập của học sinh.

2,0

2. Mức độ, khối lượng kiến thức truyền đạt.

1,0

3. Hỗ trợ và kích thích học sinh sáng tạo, tư duy học tập.

1,0

III. Tính sáng tạo: 6 điểm

 

1. Độc lập về ý tưởng thiết kế.

3,0

2. Sáng tạo trong chế tác.

3,0

IV. Tính thực tiễn: 5 điểm

 

1. Hiệu quả kinh tế, phù hợp với thực tế.

2,0

2. An toàn, dễ sử dụng.

1,0

3. Có thể phổ biến, ứng dụng ở nhiều môn học, bài học.

2,0

Tổng điểm

20 điểm

          - Giải nhất: từ 18 đến 20 điểm

          - Giải nhì: từ 15 đến 17 điểm

          - Giải ba: từ 11 đến dưới 14 điểm

          - Giải khuyến khích: đạt 10 điểm

                         

           

 

Loading the player...